Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Love vs Fear

LOVE vs. FEAR

LOVE IS UNCONDITIONAL (fear is conditional)
LOVE IS STRONG (fear is weak)
LOVE RELEASES (fear obligates)
LOVE SURRENDERS (fear binds)
LOVE IS HONEST (fear is deceitful)
LOVE TRUSTS (fear suspects)
LOVE ALLOWS (fear dictates)
LOVE GIVES (fear resists)
LOVE FORGIVES (fear blames)
LOVE IS COMPASSIONATE (fear pities)
LOVE CHOOSES (fear avoids)
LOVE IS KIND (fear is angry)
LOVE IGNITES (fear incites)
LOVE EMBRACES (fear repudiates)
LOVE CREATES (fear negates)
LOVE HEALS (fear hurts)
LOVE IS MAGIC (fear is superstitious)
LOVE ENERGIZES (fear saps)
LOVE IS AN ELIXIR (fear is a poison)
LOVE INSPIRES (fear worries)
LOVE DESIRES (fear Joneses)
LOVE IS PATIENT (fear is nervous)
LOVE IS BRAVE (fear is afraid)
LOVE IS RELAXED (fear is pressured)
LOVE IS BLIND (fear is judgmental)
LOVE RESPECTS (fear disregards)
LOVE ACCEPTS (fear rejects)
LOVE DREAMS (fear schemes)
LOVE WANTS TO PLAY (fear needs to control)
LOVE ENJOYS (fear suffers)
LOVE FREES (fear imprisons)
LOVE BELIEVES (fear deceives)
LOVE “WANTS” (fear “needs”)
LOVE versus fear: what do you feel?

—————————————————————————

Chị giáo dạy thiền cho mình, có viết một bài về tình yêu, nỗi sợ và sự công nhận. Bài viết rất hay, quan điểm rất hiện đại, mềm mại và tất nhiên là tính viral rất cao (chị giáo của mình hot mà).

Cơ mà bản thân mình sau khi đọc bài viết xong, chỉ đồng ý một phần.

Mình đồng ý hoàn toàn với quan điểm về tình yêu mà chị giáo nêu ra. Nó chính là bài thơ mà mình post ở phía trên (tất nhiên, nguồn từ chị giáo, và đây không phải là thơ mà chị giáo làm). Chuyện tình cảm, nếu cứ dùng chiêu trò để đối đãi, để tán tỉnh, tà lưa nhau, thì sớm muộn cũng sẽ đứt, chứ chẳng bền mãi được. Đơn giản, là khi bạn dùng chiêu trò chứ không thật tâm với đối phương, thì chỉ đơn giản là bạn đang muốn chinh phục và đi săn mồi. Săn xong rồi ắt sẽ muốn đi tìm con mồi khác. Bạn nhìn đối phương dưới góc độ là “thịt”, thì thịt hươu thịt dê hay thịt cừu thì cũng vẫn là thịt cả, đúng không? Nhưng mà, đừng nhầm lẫn giữa chiêu trò và sự khéo léo trong mối quan hệ. Sự khéo léo cho thấy bạn là người biết nhìn và cảm nhận, biết cư xử đúng mực và tích cực thấu hiểu tìm hiểu đối phương. Còn chiêu trò là kiểu khác, nó giống như một sự thao túng ngầm và ngay từ đầu bạn đã coi tình cảm như một trò chơi rồi. À, đấy là trên quan điểm của mình nhé.

Vậy nên, khi chị giáo bày tỏ quan điểm không đồng ý (dùng đúng từ là phản bác) những chiêu trò trong tình cảm, nào là phải thả một chút mồi để cô ấy thấy thiếu thốn, làm những điều khiến cô ấy thấy thiếu tự tin... thì mình đồng quan điểm với chị giáo. Ngày trước, có anh chàng Thiên Bình tán tỉnh mình. Rất nhiệt tình nói chuyện trong 2,3 ngày đầu, ngọt ngào và tình cảm, sau đó bỗng nhiên biến mất trong 3 ngày tiếp theo. Các chị bảo là, đấy là chiêu trò đấy, bài của người ta cả chứ không có sao đâu. Quả nhiên sau 3 ngày im lặng thì anh chàng Thiên Bình đó tiếp tục tán tỉnh mình. Rất may mình tỉnh táo để nhận ra bản thân không thích những thứ có tác động của chiêu trò.

Tuy nhiên, khi chị giáo nhắc đến “sự công nhận”, và chị cho rằng không nhất thiết cần có sự công nhận trong tình yêu, và người ta cần sự công nhận là vì người ta mang nỗi sợ, thì mình lại không đồng ý cho lắm.

Quan điểm này của mình được giải thích qua chiêm tinh. Trong chiêm tinh học (cái quan điểm chiêm tinh về tâm lý mà mình được học, và mình tin nó hợp lý), khi nhắc đến “sự công nhận”, người ta sẽ nghĩ ngay đến Xử Nữ và nhà 6. Xử Nữ cần được công nhận, không hẳn vì mang nỗi sợ bản thân không hoàn hảo, mà chính ra, Xử Nữ cần được công nhận bởi nó biết nó đã làm việc hàng ngày hàng giờ để làm ra được thứ hoàn hảo nhất có thể. Cung Đất về bản chất mang tính âm, cần được thấy an toàn theo những cách thực tế. Và đối với Xử Nữ thì đó là sự công nhận. Đặt ngược lại câu hỏi: nếu sự công nhận trở thành nhu cầu của một người, chỉ xuất phát từ nỗi sợ, thì tại sao nó lại được đặt làm keyword của Xử Nữ - chủ nhà 6, nhà của sự lao động, của công việc HẰNG NGÀY, của những thứ XẢY RA THƯỜNG XUYÊN ĐỀU ĐẶN? Mình không nghĩ mọi thứ tiêu cực và đầy sợ hãi như thế. Sự công nhận xuất hiện, ngoài chuyện do người ta sợ, còn do người ta ý thức được rõ ràng về bản thân nữa. Tôi làm được, tôi phải được công nhận, đây là giá trị của tôi. Thế nên, xét trên một khía cạnh nào đó, thì sự công nhận là nhu cầu cần được người khác tôn trọng của mỗi cá nhân. Nó thể hiện sự tôn trọng của người này với người kia, bởi những gì mà người ta đã làm được. Làm được ít thì được công nhận ít, làm được nhiều thì được công nhận nhiều. Đơn giản thôi mà.

Sự công nhận dù có xuất phát từ nỗi sợ hay xuất phát từ ý thức về giá trị bản thân, thì đều là cần có trong mọi lĩnh vực, mọi vấn đề của cuộc sống. Đặc biệt trong chuyện tình cảm, nếu hai bên không thể hiện sự công nhận cho nhau, thì thực sự rất dễ xảy ra đổ vỡ. Dù chỉ là cái tên, là cách gọi, nhưng chẳng phải từ “người yêu” mà 2 người trong một mối quan hệ yêu đương gọi tên nhau, thể hiện sự công nhận đó sao?

Tất nhiên, mình hiểu ý chị giáo là nói về những biểu hiện sai lệch, kiểu như vì muốn có sự công nhận, mà chấp nhận việc mình bị người khác làm tổn thương này kia. Biểu hiện sai lệch kiểu đó thì mình cũng không đồng ý. Yêu đương là chuyện của nhà 5, nhà của Sư Tử, của Mặt trời, về cơ bản là phải được vui và độc tôn đã. Câu chuyện đó chắc sẽ nói ở một bài viết khác. 

Và, phải tin đã thì mới yêu được. 



~ #kikyo ~ Viết vài dòng linh tinh vậy thôi
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét